ARDUINO LÀ GÌ ?
Arduino ra đời tại thị trấn Ivrea, nước Ý và được đặt theo tên một vị vua vào thế kỷ thứ 9 là King Arduin.
Nó chính thức được đưa ra giới thiệu vào năm 2005 như là một công cụ cho sinh viên học tập của giáo sư Massimo Banzi, một trong những người phát triển Arduino tại trường Interaction Design Instistute Ivrea (IDII). Dù hầu như không có một sự tiếp thị hay quảng cáo nào nhưng tin tức về Arduino vẫn lan truyền với tốc độ chóng mặt nhờ vô vàn lời truyền miệng tốt đẹp của những người dùng đầu tiên.
Nếu bạn muốn bật tắt một bóng đèn một cách tự động, đảo hướng một mô tơ một cách dễ dàng, đọc tín hiệu của các cảm biến thì bạn cần một mạch Arduino. Hãy nghĩ một cách đơn giản, bạn muốn điều khiển, quản lý, ... thứ gì liên quan đến điện tử thì Arduino sẽ giúp bạn rất nhiều!
Arduino hiện nay đã được biết đến một cách rộng rãi tại Việt Nam, và trên thế giới thì nó đã quá phổ biến
CÁC ỨNG DỤNG CỦA ARDUINO
Với Arduino bạn có thể ứng dụng vào những mạch đơn giản như mạch cảm biến ánh sáng bật tắt đèn, mạch điều khiển động cơ,... hoặc cao hơn nữa bạn có thể làm những sản phẩm như: máy in 3D, Robot, khinh khí cầu, máy bay không người lái,...
Arduino là một nền tảng mà mọi thiết bị phần cứng đều được làm sẵn và chuẩn hóa, người dùng chỉ việc chọn những thứ mình cần, ráp lại là có thể chạy được
Giống như một con người với “thể xác” đã được xây dựng sẵn, một hệ thống Arduino phải có “tâm hồn” để có thể “sống”. Và việc tạo ra “tâm hồn” ấy là “lập trình”. Tuy nhiên bạn sẽ không phải lập trình từ A đến Z. Mỗi thứ phần cứng gắn mác “Arduino” đều có những đoạn lệnh đã được viết sẵn (gọi là thư viện) do cộng đồng người dùng Arduino cùng phát triển. Bạn chỉ việc bưng vào và xào nấu lại theo ý muốn của mình.
Chính vì tính tiện lợi và đơn giản cho người sử dụng mà Arduino đã trở thành một hiện tượng trong làng điện tử thế giới. Những sản phẩm của cộng đồng người dùng Arduino cũng như những thiết bị hỗ trợ Arduino lớn đến mức không thể thống kê được. Nó phát triển đến mức mà ta có thể gọi nó là một hệ sinh thái đa dạng như tiêu đề - giống như Windows hay Android.
Một hệ thống Arduino có thể cung cấp cho bạn rất nhiều sự tương tác với môi trường xung quanh với:
-
Hệ thống cảm biến đa dạng về chủng loại (đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, gia tốc, vận tốc, cường độ ánh sáng, màu sắc vật thể, lưu lượng nước, phát hiện chuyển động, phát hiện kim loại, khí độc,…),…
-
Các thiết bị hiển thị (màn hình LCD, đèn LED,…).
-
Các module chức năng (shield) hỗ trợ kêt nối có dây với các thiết bị khác hoặc các kết nối không dây thông dụng (3G, GPRS, Wifi, Bluetooth, 315/433Mhz, 2.4Ghz,…).
-
Định vị GPS, nhắn tin SMS,…
-
Và nhiều thứ thú vị khác đang chờ bạn khám phá.
Xe báo
DỰ ÁN ARDUINO TẠI SAIGONTECH
Dự án Arduino tại SaigonTech được đặt nền móng bởi ThS Nguyễn Đức Tiến với mục tiêu giúp các bạn học sinh, sinh viên yêu thích điện tử làm quen với lĩnh vực vi điều khiển, hiểu rõ quá trình tương tác giữa các thiết bị điện tử và tạo ra các sản phẩm ứng dụng cho riêng mình.
Được hỗ trợ các thiết bị cảm biến (ánh sáng, cảm biến màu, khoảng cách), điểu khiển động cơ, giao tiếp wifi, động cơ, các mạch hiển thị (Led 7 đoạn, Led ma trận, Led 3D, LCD)…Thông qua dòng Arduino Uno, các bạn sinh viên có thể dễ dàng phát triển các ứng dụng như xe tự động, mạch đồng hồ, xe điều khiển từ xa và đặc biệt là kết hợp hệ thống Arduino và bộ Lego Mindstorm.
Hiện trường SaigonTech đang có kế hoạch phát triển các ứng dụng cấp cao của Arduino như máy bay 4 cánh, robot tự cân bằng, robot năng lượng mặt trời,…
XEM THÊM: